?⚕️ Thực Hư Khó Đậu Thai Do Nhiễm Khuẩn Âm Đạo
Viêm âm đạo là bệnh lý nguy hiểm ở nữ giới khi bệnh có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản ở nữ giới. Nhiều chị em lo sợ không mang thai được khi bị viêm âm đạo, vậy thực hư khó đậu thai do nhiễm khuẩn âm đạo ở nữ giới như thế nào? Cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết sau đây để nắm bắt các thông tin cần thiết.
Viêm âm đạo có mang thai được không?
Thực hư khó đậu thai do nhiễm khuẩn âm đạo
Viêm âm đạo là một trong những mối đe doạ hiện nay của nữ giới, nhất là nhiều chị em phụ nữ đang trong độ tuổi trưởng thành và có phát sinh quan hệ tình dục.
Bệnh viêm âm đạo có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, tâm lý và khả năng sinh sản sau này của chị em. Nguyên nhân mà viêm âm đạo làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản là bởi vì những lý do sau:
Thường thì khí hư có tác dụng chính là bôi trơn để bảo vệ âm đạo, giúp cho vùng kín của chị em phụ nữ không bị khô, kích thích và làm tăng ham muốn. Thế nhưng một khi khí hư là biểu hiện của bệnh lý thì nó lại chính là yếu tố để cản trở quá trình tinh trùng gặp trứng, chính vì vậy mà viêm âm đạo là nguyên nhân dẫn đến việc nữ giới khó đậu thai khi mắc bệnh.
Khi nhiễm bệnh, quá trình di chuyển của tinh trùng đến gặp trứng để thụ thai sẽ khó khăn hơn bình thường. Vì như bình thường thì khí hư sẽ bảo vệ tinh trùng trong âm đạo khi trứng chưa rụng nên bị viêm âm đạo, môi trường âm đạo xáo trộn sẽ không còn thuận lợi cho việc bảo vệ và nuôi dưỡng tinh trùng được nữa.
Khi tinh trùng di chuyển vào âm đạo có thể bị chết, từ đây tỷ lệ thụ thai sẽ bị suy giảm đáng kể. Bị viêm âm đạo, nữ còn phải chịu nhiều đau đớn trong quá trình quan hệ tình dục khiến chị em dễ nảy sinh tâm lý sợ sệt, lo lắng, đồng thời không muốn gần gũi người bạn đời của mình, điều này khiến cho tình cảm đôi lứa từ đó cũng sẽ bị ảnh hưởng một cách trầm trọng.
Bị viêm âm đạo rất nguy hiểm, viêm âm đạo là nguyên nhân dẫn đến việc nữ giới khó đậu thai khi mắc bệnh. Không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của chị em mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Chính vì vậy, chị em khi thấy có dấu hiệu bất thường ở vùng kín thì cần đến ngay phòng khám chuyên khoa uy tín để được hỗ trợ tốt nhất.
Những triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng nhiễm khuẩn vùng kín bao gồm
• Âm đạo có mùi hôi (thường mùi hôi sẽ nặng hơn sau khi quan hệ tình dục)
• Cảm thấy ngứa và rát ở âm hộ và âm đạo
• Dịch tiết âm đạo mỏng, màu trắng, xám hoặc xanh lá cây
• Cảm thấy ngứa và rát ở âm hộ và âm đạo
• Các triệu chứng của nhiễm khuẩn âm đạo không giống như nhiễm nấm âm đạo.
• Ngoài ra, còn rất nhiều trường hợp phụ nữ bị viêm âm đạo do vi khuẩn không có dấu hiệu hay triệu chứng. Cho nên khi cảm nhận được các bất thường nào từ cơ thể, cần đến ngay các phòng khám uy tín để được hỗ trợ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nhiễm khuẩn phụ khoa?
Bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về lịch sử quan hệ tình dục (như việc có bao nhiêu bạn tình chẳng hạn), có từng bệnh nhiễm khuẩn âm đạo trước đây không và có mắc phải các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác chưa.
Để chẩn đoán bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn hay không, trước tiên bác sĩ sẽ khám vùng chậu, đặc biệt là âm đạo của bạn để xác định các triệu chứng của bệnh. Bác sĩ cũng sẽ lấy mẫu dịch ở âm đạo để khảo sát dưới kính hiển vi và làm thêm các xét nghiệm khác.
Việc chẩn đoán chính xác bệnh nhiễm khuẩn âm đạo rất quan trọng vì nó sẽ giúp bác sĩ xác định được bạn đang thật sự mắc nhiễm khuẩn âm đạo hay các bệnh nhiễm khuẩn khác như bệnh Chlamydia, một bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Để đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác, bác sĩ thường sẽ yêu cầu bạn:
• Không nên đi khám khi bạn đang có kinh nguyệt.
• Tránh thụt rửa âm đạo trong vòng 24 giờ trước khi khám
• Hạn chế quan tình dục trong vòng 24 giờ trước khi khám
• Không sử dụng bất cứ thứ gì có thể gây kích thích âm đạo của bạn, ví dụ thuốc xịt âm đạo
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh?
Những thói quen sinh hoạt dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh:
• Sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ
• Giữ vùng âm đạo khô thoáng
• Tránh quan hệ tình dục trong thời gian điều trị.
• Tái khám đúng lịch hẹn để bác sĩ theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn
• Hy vọng những thông tin trên đây đã giải đáp được các thắc mắc của bạn về