?⚕️??⚕️ Đi Cầu Ra Máu Có Dịch Nhầy Là Bị Gì
Tình trạng đi cầu ra máu có dịch nhầy không những gây ra nhiều vấn đề bất tiện trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, mà đây còn được xem là một triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh lý khác nhau liên quan đến nhóm hậu môn trực tràng. Chính vì vậy, dù trong bất cứ trường hợp nào, nếu nhận thấy xuất hiện biểu hiện đi ngoài ra máu có dịch nhầy , người bệnh tuyệt đối không được chủ quan, thay vào đó phải nhanh chóng kiểm tra, thăm khám ngay, để từ đó có phương án điều trị phù hợp, hiệu quả nhất. Để tìm hiểu sâu hơn về hiện tượng đi cầu ra máu có dịch nhầy là bị gì . Mời bạn đọc cùng tiếp tục theo dõi qua bài viết được tổng hợp bên dưới.
Đi cầu ra máu có dịch nhầy là bị gì?
Đi cầu ra máu có dịch nhầy là bị gì
Vốn dĩ, trong cơ thể chúng ta luôn tồn tại một lượng chất nhầy nhất định. Lượng chất nhầy này sẽ có tác dụng chính là bôi trơn và bảo vệ các mô tế bào bên trong cơ thể. Hầu hết, ta đều có thể thấy các chất nhầy này tại những cơ quan như: mũi, miệng, phổi, thực quản và ruột.
Đặc biệt, lượng chất nhầy sẽ được thấy nhiều nhất ở hệ tiêu hóa, được tiết ra từ lớp niêm mạc lót ở mặt bên trong của tuột. Từ đó giúp cho quá trình đào thải các chất cặn bã xuống hậu môn và thải ra ngoài cơ thể dễ dàng hơn.
Thông thường, đối với một cơ thể khỏe mạnh, lượng chất nhầy sẽ tiết ra không nhiều, chỉ vừa đủ để hỗ trợ niêm mạc ruột, với màu sắc đặc trưng là vàng nhạt hoặc trong suốt. Do đó, hầu như ta không thể qua sát và nhận biết bằng mắt thường. Trong trường hợp nếu bạn nhận thấy lượng dịch đột nhiên tiết ra nhiều, dày đặc ra cùng với phân, thì đây được xem có thể là dấu hiệu của bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa.
Vậy đi cầu ra máu có dịch nhầy là bị gì? Những nguyên nhân bệnh lý phổ biến dẫn đến tình trạng này như:
• Do táo bón;
• Do xuất huyết đường tiêu hóa;
• Do mắc viêm đại tràng;
• Do bệnh trĩ;
• Do Polyp đại trực tràng;
• Rò hậu môn;
• Ung thư đại trực tràng.
-
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Đi cầu ra máu có dịch nhầy là bị gì – Do táo bón
Như chúng ta đã biết, táo bón là tình trạng có biểu hiện đặc trưng là phân có xu hướng cứng, khô hơn so với bình thường, do đó mỗi lần đi đại tiện cần phải dùng lực mạnh để rặn. Nếu trường hợp này kéo dài, sẽ dẫn đến dấu hiệu đặc trưng là xuất hiện máu mỗi khi đi đại tiện, hoặc xuất hiện chất nhầy kèm theo.
Đi cầu ra máu nhầy là bị gì – Do xuất huyết đường tiêu hóa
Xuất huyết đường tiêu hóa còn được xem là tình trạng xuất huyết dạ dày, hoặc tá tràng. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến cho bạn có triệu chứng đặc trưng là đi ngoài ra máu kèm phân đen, đôi khi còn xuất hiện theo chất dịch nhầy.
Đi cầu ra dịch nhầy và máu là bị gì – Do mắc viêm đại tràng
Khi bị viêm đại tràng, bạn sẽ có triệu chứng đặc trưng là đau quặn vùng bụng, đặc biệt là khu vực vùng dưới rốn. Do đó, khi mắc phải bệnh viêm đại tràng, người bệnh sẽ có triệu chứng đặc trưng là đi ngoài ra máu và chất nhầy.
Để được liên hệ hỗ trợ tư vấn thêm về bệnh lý miễn phí, vui lòng để lại thông tin SĐT liên hệ qua cổng thông tin bên dưới
-
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Đi cầu ra một ít máu kèm dịch nhầy là bị gì – Do bệnh trĩ
Tình trạng đi cầu ra một ít máu kèm dịch nhầy được xem là triệu chứng đặc trưng và phổ biến nhất của nhóm bệnh trĩ. Nguyên nhân chính là do các tĩnh mạch ở khu vực hậu môn bị phồng giãn, sưng to, từ đó tạo thành các búi trĩ. Đồng thời, vì nằm chắn nên các búi trĩ rất dễ bị tổn thương khi đi vệ sinh, lâu dần sẽ gây ra tình trạng chảy máu và có chất nhầy mỗi khi đi đại tiện.
Thông thường trong giai đoạn trĩ nhẹ, lượng máu chảy ra khá ít, chỉ dính trên phân, hoặc giấy vệ sinh. Tuy nhiên, nếu trĩ ở mức độ nặng hơn, thì lượng máu chảy ra sẽ có xu hướng nhiều hơn, nhỏ giọt, thậm chí là bắn thành tia, kèm theo đó là những triệu chứng bất thường khác như đi cầu ra máu có dịch nhầy liên tục, lở loét vùng hậu môn…
Đi cầu ra máu có dịch nhầy
Đi ngoài ra máu có dịch nhầy là bị gì – Do Polyp đại trực tràng
Polyp đại trực tràng chính là tình trạng tăng sinh bất thường của niêm mạc đại trực tràng, lâu dần sẽ dẫn đến việc hình thành các khối u bên trong ruột già. Mặc dù Polyp đại trực tràng là vô hại, nhưng nếu không can thiệp khắc phục sớm, bệnh sẽ nhanh chóng phát triển với kích thước to, để lại nhiều tiềm ẩn rủi ro vô cùng nguy hiểm và có thể chuyển biến thành ung thư.
Đi cầu ra chất nhầy trắng là bị gì – Rò hậu môn
Rò hậu môn chính là một dạng bệnh lý nhiễm khuẩn mạn tính phổ biến ở vùng hậu môn trực tràng với triệu chứng đặc trưng chính là xuất hiện một đường hầm nhỏ tại khu vực vùng dưới da hậu môn.
Tình trạng này cũng chính là hậu quả của việc điều trị áp xe hậu môn trực tràng không kịp thời, hoặc không điều trị đúng cách, triệt để. Từ đó, khiến cho các tuyến nhỏ tạo chất nhờn nằm bên trong vùng hậu môn bị tắc và nhiễm trùng, khi để lâu dần sẽ phát triển thành các đường rò hậu môn.
Đi cầu ra máu có dịch nhầy là bị gì – Ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đi ngoài ra máu và chất nhầy điển hình không thể không nhắc đến. Và đây cũng là bệnh lý nguy hiểm mà người bệnh cần phải hết sức lưu ý, do đó khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào liên quan, người bệnh cần phải nhanh chóng thăm khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng và kịp thời đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.
Để được liên hệ hỗ trợ tư vấn thêm về bệnh lý miễn phí, vui lòng để lại thông tin SĐT liên hệ qua cổng thông tin bên dưới
-
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Đi cầu ra máu có dịch nhầy nguy hiểm không?
Đi cầu ra máu nhầy
Hiện tượng đi cầu ra máu có dịch nhầy nếu diễn ra trong khoảng thời gian dài và thường xuyên, sẽ khiến người bệnh dễ rơi vào tâm lý hoang mang, lo lắng, mệt mỏi. Đặc biệt trong những trường hợp vẫn chưa đi khám để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Trong những trường hợp người bệnh vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn, điều trị kịp thời, sẽ khiến nguy cơ chảy máu hậu môn diễn ra thường xuyên hơn, dẫn đến nguy cơ bị thiếu máu rất cao. Đi kèm theo đó là nhiều hệ lụy bất thường khác như: chóng mặt, da dẻ xanh xao, choáng váng, sức khỏe suy kiệt, da dẻ xanh xao, thiếu sức sống…
Tình trạng đi cầu ra máu kèm dịch nhầy còn là dấu hiệu tiềm ẩn của nhiều bệnh lý nguy hiểm, bệnh sẽ có xu hướng phát triển nặng hơn và thậm chí là đe dọa trực tiếp đến tính mạng, điển hình nhất là ung thư đại trực tràng.
Chính vì vậy, các Bác sĩ chuyên khoa về hậu môn trực tràng luôn đưa ra thông tin khuyến cáo người bệnh nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào liên quan đến bệnh, cần nhanh chóng tìm đến cơ sở Y tế chuyên khoa để được kiểm tra, thăm khám và điều trị ngay, phòng ngừa những rủi ro ngoài mong muốn về sau.
Để được liên hệ hỗ trợ tư vấn thêm về bệnh lý miễn phí, vui lòng để lại thông tin SĐT liên hệ qua cổng thông tin bên dưới
-
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Cách điều trị đi cầu ra máu có dịch nhầy
Đi cầu ra dịch nhầy
Điều đầu tiên và quan trọng nhất khi gặp phải tình trạng đi ngoài ra máu kèm chất nhầy không có dấu hiệu thuyên giảm sau 2 – 3 ngày, thì người bệnh cần phải nhanh chóng tìm đến cơ sở Y tế chuyen khoa để thăm khám và kiểm tra kịp thời. Dựa vào từng kết quả chẩn đoán cụ thể, Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Cách điều trị đi cầu ra máu có dịch nhầy – Điều trị bằng phương pháp nội khoa
Trong các trường hợp người bệnh đi cầu ra máu nhầy do nhiễm khuẩn, Bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định một số loại thuốc kháng sinh điển hình như:
→ Thuốc chống viêm;
→ Thuốc làm nhuận tràng, thuốc chống nguy cơ táo bón và bệnh trĩ;
→ Thuốc làm bền thành mạch;
→ Thuốc giảm đau, hạ sốt.
Đây đều là những loại thuốc được chứng minh có khả năng mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị những trường hợp đi cầu ra một ít máu kèm dịch nhầy .Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo đúng chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa. Tránh tuyệt đối những trường hợp người bệnh tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có sự cho phép từ Bác sĩ chuyên khoa.
-
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Cách điều trị đi cầu ra chất nhầy và máu – Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, trong những trường hợp đi cầu ra dịch nhầy và máu ở mức độ nặng, Bác sĩ sẽ xem xét và thực hiện điều trị bằng phương pháp ngoại khoa. Thông thường, sẽ áp dụng trong những trường hợp xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
→ Bệnh trĩ cấp độ 3, 4 khiến các búi trĩ bị lòi ra ngoài hậu môn, gây đau đớn, chảy máu, thuyên tắc, cần phải can thiệp phẫu thuật để loại bỏ.
→ Polyp đại tràng có kích thước lớn.
→ Viêm loét đại tràng ở mức độ nguy hiểm, từ đó khiến cho lượng máu có xu hướng chảy ra nhiều, ồ ạt.
→ Mắc bệnh rò hậu môn.
→ Những trường hợp người bệnh mắc bệnh ung thư đại tràng trong giai đoạn đầu cũng cần phải can thiệp phẫu thuật để cắt bỏ 1 phần, hoặc toàn bộ đại tràng.
Ra một ít máu kèm dịch nhầy
Cách điều trị đi cầu ra máu có dịch nhầy – Điều trị tại nhà
Bên cạnh việc bắt buộc phải được can thiệp điều trị bằng những phương pháp Y khoa được nêu trên. Để quá trình chữa trị, cũng như hồi phục sau này được diễn ra hiệu quả hơn, bệnh nhân có thể áp dụng thêm một số biện pháp hỗ trợ tại nhà như sau:
→ Uống nhiều nước ấm;
→ Tăng cường bổ sung thêm các loại vitamin từ rau củ, trái cây tươi;
→ Bổ sung thêm một số loại thực phẩm lợi khuẩn như: sữa chua, súp lơ, gừng…
→ Nên ăn các món dễ tiêu hóa, như cháo hạt sen, chát thịt gà… sau khi điều trị, từ đó giúp vết thương được phục hồi tốt hơn.
→ Nên ăn chậm nhai kỹ, có thể chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều bữa khác nhau để cơ thể có thể hấp thụ tốt hơn.
-
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Trên đây là tất cả những chia sẻ giải đáp cho câu hỏi đi cầu ra máu có dịch nhầy là bị gì và cách điều trị hiệu quả . Được tổng hợp bởi các Bác sĩ, chuyên gia hàng đầu tại khoa hậu môn trực tràng – Phòng khám Đa khoa Y Học Sài Gòn . Mong rằng sẽ mang đến những kiến thức hữu ích cho bạn đọc trong quá trình tìm hiểu về bệnh lý, cũng như phương pháp chữa bệnh.
Để được hỗ trợ tư vấn thêm thông tin bệnh lý, cũng như được đặt lịch thăm khám tại Phòng khám Đa khoa Y Học Sài Gòn . Vui lòng để lại thông tin tư vấn ẩn danh miễn phí qua khung hỗ trợ bên dưới. Đội ngũ chuyên gia Y tế sẽ luôn tức trực theo dõi và hỗ trợ đến bạn một cách nhanh chóng nhất trong mọi khung giờ.