⚕️ Dấu Hiệu Bệnh Trĩ Ở Trẻ Em
Bệnh trĩ có căn bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi bao gồm cả trẻ em. Nhiều phụ huynh cho rằng bệnh trĩ ở trẻ nhỏ không thể xuất hiện được, đây là quan niệm sai lầm của nhiều người. Bệnh trĩ ở trẻ sơ sinh được hình thành là do phụ huynh chăm sóc không đúng cách cùng với chế độ dinh dưỡng không phù hợp dẫn đến tình trạng này. Vậy nguyên nhân bệnh trĩ ở trẻ và dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ở trẻ em là gì? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số kiến thức mà phụ huynh cần biết về dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em cũng như cách phòng tránh kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ở trẻ nhỏ
Tỷ lệ trẻ nhỏ mắc bệnh trĩ thường không nhiều nhưng không vì thế mà bậc phụ huynh lơ là về cách chăm sóc trẻ. Thông thường, trẻ khi còn nhỏ và nhất là trẻ sơ sinh, trẻ mới tập đi chưa có khả năng diễn đạt chính xác điều gì đang xảy ra khiến chúng khó chịu và quấy khóc. Do đó, cách nhận biết biểu hiện bệnh trĩ ở trẻ em là theo dõi cẩn thận các triệu chứng bất thường trên cơ thể của bé như:
→ Phân khô và cứng là một trong những triệu chứng của bệnh trĩ ở trẻ em
→ Trẻ đau nhức và quấy khóc khi đi đại tiện
→ Rò rỉ chất nhầy ở cửa hậu môn
→ Xuất hiện vệt máu đỏ tươi lẫn trong phân
Dấu Hiệu Bệnh Trĩ Ở Trẻ Em
→ Ngứa hậu môn và thường xuyên gãi ở khu vực này
→ Hậu môn có xu hướng sưng lên sau khi đi đại tiện
→ Trẻ thường xuyên kêu đau rát khi đi đại tiện
→ Xuất hiện máu tươi khi đi vệ sinh là một trong những dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ nhỏ
→ Phân có lẫn máu tươi kèm theo chất dịch nhầy cũng là dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất do bị táo bón lâu dài.
Để nắm bắt được tình trạng sức khỏe của con em mình, bậc cha mẹ nên quan sát kỹ lưỡng tình hành động, cử chỉ của bé nhằm phát hiện sớm bệnh và khắc phục kịp thời, tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé cũng như các biến chứng mà bệnh trĩ gây ra.
Khi có những triệu chứng dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em bất thường, bậc phụ huynh nên đưa con em mình tới thăm khám tại các cơ sở, địa chỉ điều trị trĩ uy tín để kiểm tra và được bác sĩ đưa ra phương án điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe của bé. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên thay đổi chế độ ăn uống, chăm sóc bé để cải thiện tình trạng sức khỏe trẻ em một cách tốt nhất.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ em dễ dàng mắc phải bệnh trĩ, nhất là do:
→ Trẻ ngồi quá lâu tại một chỗ và không chịu vận động dẫn đến mắc bệnh trĩ.
→ Ngồi trên bề mặt cứng trong một thời gian dài.
→ Ngồi bô quá lâu cũng là một trong những yếu tố khiến cho trẻ có nguy cơ mắc phải bệnh trĩ. Khi ngồi bô lâu khiến cho các mạch máu động lại và tích tụ ở vùng xương chậu dẫn đến bệnh trĩ.
→ Cố gắng rặn khi đi đại tiện.
→ Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, không cân đối, ít chất xơ và không nạp đủ lượng nước cho cơ thể, làm tăng nguy cơ táo bón và bệnh trĩ.
→ Quấy khóc dữ dội và thường xuyên cũng có thể dẫn đến bệnh trĩ ở trẻ nhỏ.
→ Viêm ruột cũng là một trong những yếu tố hình thành nên búi trĩ.
→ Do di truyền từ bố mẹ
Hình ảnh bệnh trĩ ở trẻ em
Cách chữa và phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả cho trẻ em
Phương pháp chữa bệnh trĩ ở trẻ
Đối với trẻ em, khi có những dấu hiệu bất thường đau nhức, ngứa rát hậu môn hay phân kèm máu,… nên chủ động tìm đến các cơ sở, địa chỉ khám chữa bệnh trĩ uy tín để thăm khám và được bác sĩ đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Thông thường với những trẻ mắc phải bệnh trĩ, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp dùng thuốc như:
♦ Kem bôi điều trị bệnh trĩ ở trẻ thành phần không chứa Corticosteroid.
♦ Kem gây tê hoặc giảm đau hậu môn cho trẻ
♦ Thuốc giảm đau
Bệnh trĩ ở trẻ thường chỉ nên sử dụng thuốc tây trong khoảng từ 1 – 2 tuần sẽ có dấu hiệu cải thiện. Nếu vượt quá khoảng thời gian này mà bệnh không có tiến triển tốt, cha mẹ nên đưa trẻ đến tái khám để bác sĩ đưa ra hướng giải quyết phù hợp.
Cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả cho trẻ em
Để phòng tránh tốt bệnh trĩ cho con em mình, cha mẹ nên áp dụng các biện pháp dưới đây để tránh giảm thiểu tối đa bệnh trĩ ghé thăm trẻ:
♦ Nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học và lành mạnh cho trẻ
♦ Nên bổ sung các loại rau củ quả, trái cây tươi cùng với các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin khoáng chất cần thiết nhằm giúp cho hệ thống tiêu hóa được hoạt động ổn định, tránh nguy cơ mắc táo bón và gây ra bệnh trĩ.
♦ Với những trẻ quá nhỏ, chưa có răng thì mẹ nên xay nhuyễn rau củ cùng bột cháo thay vì sử dụng nguyên phần nước ép để trẻ hấp thụ tối đa chất xơ trong rau củ.
♦ Nên cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày.
♦ Tập thói quen cho trẻ đi đại tiện trong một khung giờ nhất định, tránh cho trẻ ngồi đại tiện quá lâu trong bô.
♦ Nên cho bé vận động thường xuyên, tránh ngồi lâu tại một chỗ
Cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả cho trẻ em