?⚕️ Cách Lấy Mẫu Xét Nghiệm Thinprep
Một trong những cách giúp chẩn đoán nhiễm virus HPV và thuộc chủng loại nào là thực hiện xét nghiệm Thinprep. Nhiều người bệnh đang khá băn khoăn về cách lấy mẫu xét nghiệm Thinprep. Để biết thêm chi tiết mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Tổng quan về xét nghiệm Thinprep và cách lấy mẫu
HPV là loại virus chủ yếu do các bệnh về đường tình dục gây nên, đặc tính dễ lây nhiễm và phát triển nhanh. Chúng được chia thành hai nhóm bao gồm nhóm gây ung thư cổ tử và nhóm gây u nhú, mụn cóc ở bộ phận sinh dục.
Người nhiễm phải virus HPV có thể mắc bệnh ung thư ở các bộ phận như âm hộ, dương vật, hậu môn, vòm họng,… Tuy nhiên thường gặp nhất là sùi mào gà và ung thư cổ tử cung.
Triệu chứng khi nhiễm sùi mào gà là xuất hiện mụn cóc, u nhú ở cơ quan sinh dục và trên niêm mạc da. Do lây nhiễm qua đường tình dục và tiếp xúc trực tiếp với virus gây bệnh. Ngoài ra còn có thể lây nhiễm khi người mẹ mang thai nhiễm HPV lây truyền cho con trong lúc sinh nở.
Những trường hợp nhiễm HPV có nguy cơ gây ung thư đều có thể loại được virus sau một thời gian. Nhưng nếu kéo dài qua 12 tháng có nguy cơ biến chứng thành khối u trong tử cung, âm hộ, dương vật,…
Tìm hiểu quá trình lấy mẫu xét nghiệm Thinprep
Xét nghiệm Thinprep là quá trình lấy mẫu dịch ở cổ tử cung cho vào chất lỏng định hình trong lọ Thinprep. Rồi chuyển đến phòng thí nghiệm xử lý bằng máy Thinprep chứ không phải phết tế bào cổ tử cung vào lam kính như thường.
Máy Thinprep hoạt động với bộ xử lý tiên tiến và bộ lọc quay đều tạo sự phân tán. Phá hủy các tế bào máu, chất nhầy và các chất không có tác dụng trong chẩn đoán.
Tiếp theo sau đó trộn kỹ mẫu xét nghiệm kết hợp thêm loạt xung áp suất âm, chất lỏng hút qua bộ lọc của máy Thinprep. Từ đó tạo ra lớp mỏng tế bào để chẩn đoán trên màng lọc. Khi bộ lọc dựng ngược lên khiến cho các tế bào đẩy lên bề mặt của lam kính. Nhờ định vị và lực đẩy của áp suất dương mà tạo thành bề mặt hình tròn.
Xét nghiệm Thinprep giúp chuẩn đoán virus HPV nhanh chóng và chính xác với chi phí hợp lý và đảm bảo an toàn. Tuy nhiên phụ thuộc vào cách lấy mẫu, chuẩn bị mẫu và kỹ thuật phết kính của bác sĩ thực hiện mà độ chính xác của kết quả sẽ khác nhau.
Đối tượng nào nên thực hiện xét nghiệm Thinprep?
Nữ giới được chỉ định thực hiện Thinprep vào 21 tuổi hoặc 3 năm sau lần đầu tiên quan hệ tình dục. Sau đó mỗi năm một lần ở độ tuổi từ 21-30.
Sau 30 tuổi xét nghiệm Thinprep chỉ nên thực hiện từ 2 đến 3 năm/lần, trong trường hợp 3 lần xét nghiệm gần nhất âm tính, thì 3 năm một lần.
Chị em phụ nữ bị ức chế miễn dịch, nhiễm HIV,…có khả năng gây ung thư cổ tử cung và âm đạo thì nên xét nghiệm Thinprep thường xuyên hơn.
Thinprep có thể dừng thực hiện ở những phụ nữ đã phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung hoặc trên 65 tuổi mà trước đó không có Thinprep bất thường.
Lưu ý trước khi xét nghiệm Thinprep
Trong thời gian hành kinh không tiến hành xét nghiệm, tốt nhất là sau 5 – 7 ngày khi hết sạch kỳ kinh. Bởi máu kinh có thể làm ảnh hưởng kết quả.
Không xét nghiệm Thinprep trong vòng 1 đến 2 ngày sau khi quan hệ tình dục.
Các loại chất bôi trơn, máu kinh và thuốc đặt âm đạo có thể cản trở việc thu thập các tế bào cổ tử cung và chất lượng mẫu tế bào xét nghiệm.
Xét nghiệm Thinprep giúp phát hiện các tế bào tiền ung thư, ung thư cổ tử cung và virus gây bệnh sùi mào gà. Trường hợp kết quả âm tính giả và dương tính giả có thể xảy ra. Do đó các kết quả dương tính cần thực hiện thêm các xét nghiệm bổ sung để cho kết quả chính xác nhất.
Trên đây là các thông tin về xét nghiệm Thinprep và cách lấy mẫu chính xác nhất. Để biết thêm về địa chỉ xét nghiệm PAP uy tín và an toàn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 090.4854.003 nhé!