?⚕️ Cách Chữa Kinh Nguyệt Không Đều Ở Tuổi Dậy Thì
Tuổi dậy thì là khoảng thời gian nội tiết và hoạt động của buồng trứng chưa ổn định. Do vậy đa số các bạn gái thường có kinh nguyệt thất thường như rối loạn kinh nguyệt, kinh thưa, kinh mau, thậm chí là vô kinh. Tuy nhiên với những bạn gái có kinh nguyệt từ 2- 3 năm mà chưa ổn định thì có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản.
Biểu hiện kinh nguyệt không đều ở bạn gái tuổi dậy thì
Trước khi tìm hiểu kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì có ảnh hưởng gì không, bạn cần một ít kiến thức chung về kinh nguyệt. Hằng tháng âm đạo ra máu là một hiện tượng sinh lý bình thường. Khi buồng trứng phát triển đến một thời điểm nhất định, nó sẽ “phóng thích” 1 hoặc 2 trứng. Nếu trứng không được thụ tinh sẽ bị lão hóa và đào thải ra ngoài cùng các tế bào nội mạc tử cung bị bong tróc và máu.
Đa số các bạn gái sẽ bắt đầu kinh nguyệt trong độ tuổi từ 10-15. Đây còn gọi là độ tuổi dậy thì. Một chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài 28 ngày. Trong khoản 1-2 năm đầu, chu kỳ kinh nguyệt có thể thay đổi với biên độ lớn. Khiến các bạn gái bị chậm hoặc sớm hơn từ 3-5 ngày.
Chu kỳ kinh nguyệt ở từng người rất khác nhau. Nhất là khi bạn đang ở độ tuổi dậy thì. Một số bạn gái có chu kỳ chính xác gần như tuyệt đối. Một số khác thì có ngày hành kinh xê dịch dần qua các tháng. Cũng có bạn có kinh hằng tháng nhưng cũng có bạn thỉnh thảng 2 tháng mới có kinh một lần.
Về thời gian hành kinh, có bạn gái kéo dài đến cả tuần, trong khi bình thường chỉ khoảng 2 ngày, hoặc ngược lại. Có tháng ra máu nhiều, có tháng ra máu ít. Đa số các trường hợp này được xem là bình thường. Nguyên nhân là sự tác động của hormone sinh sản và thể trạng từng người.
Trò chuyện cùng chuyên gia chúng tôi để biết thêm thông tin và nhận được lời khuyên!
-
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Cách chữa kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì
Sau khi tìm hiểu các nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì, chắc bạn gái đã yên tâm phần nào. Bởi không phải lúc nào kinh nguyệt không đều cũng là bất thường. Điều bạn cần quan tâm là khi nào tình trạng này được xem là bất thường.
Bạn gái nên đi đến một địa chỉ khám phụ khoa để khám bác sĩ nếu trong khoảng 3 tháng không có kinh. Kèm theo đó, có thể là những biểu hiện như đau thắt dữ dội ở bụng dưới, tiểu rát, đau đầu, chóng mặt… Rất có thể bạn đang mắc bệnh phụ khoa.
Trường hợp chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 35 ngày, bạn cũng cần lưu ý vì rất có thể bạn đang mắc phải tình trạng rong kinh. Và trong trường hợp này, tốt nhất bạn cũng nên đến cơ sở y tế kiểm tra. Tránh mất máu nhiều hơn.
Ngoài ra, nếu mất kinh trong trường hợp đã quan hệ tình dục, bạn nên kiểm tra xem mình có đang mang thai hay không. Một vài trường hợp có thai vẫn có kinh trong tháng đầu tiên (gọi là máu báo thai). Nhưng sau đó sẽ mất kinh cho đến khi sinh em bé hoặc ngừng cho con bú.
Nếu không đi kèm các triệu chứng bất thường về sức khỏe thì chuyện kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì không đáng lo. Nó chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường khi cơ quan sinh sản chưa phát triển hoàn thiện.
Tuy nhiên, để có một chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh và phòng tránh các vấn đề ảnh hưởng không tốt đến chu kỳ này, các bác sĩ tại phòng khám đa khoa y học sài gòn có lời khuyên cho các bạn gái cần lưu ý những điều sau:
– Giữ vệ sinh vùng kín đúng cách. Chỉ vệ sinh bên ngoài, không thụt rửa âm đạo.
– Thường xuyên luyện tập thể dục. Hạn chế thức quá khuya và làm việc quá sức.
– Trong ngày hành kinh nên thay băng vệ sinh 4 tiếng/1 lần. Tránh để cơ thể tiếp xúc với nước lạnh.
– Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung nhiều rau quả tươi. Hạn chế các thực phẩm cay nóng, đồ uống có gas và các chất kích thích khác.
– Giữ tâm lý thoải mái. Cân bằng giữ thời gian làm việc và nghỉ ngơi.
Qua bài viết trên đây, hi vọng bạn đã tìm được câu trả lời cho vấn đề cách chữa kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì. Nếu còn bất kì thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề này xin vui lòng liên hệ đến phòng khám y học sài gòn để được bác sĩ tư vấn phụ khoa online hoàn toàn miễn phí.