❤ Có Cảm Giác Mắc Tiểu Nhưng Không Tiểu Được
Tình trạng có cảm giác mắc tiểu nhưng không tiểu được không phải là vấn đề xa lạ khi gặp phải. Tuy nhiên, nguyên nhân xuất phát từ đâu thì không hẳn ai cũng chú ý quan tâm tìm hiểu. Nhưng cần lưu ý rằng, dù bất cứ nguyên nhân nào đi chăng nữa, khi gặp phải tình trạng có cảm giác buồn tiểu nhưng không tiểu được là một dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bạn đang gặp vấn đề. Cùng xác định những nguyên nhân chính dẫn đến bị mắc tiểu nhưng không tiểu được qua bài viết bên dưới.
Hiện tượng mắc tiểu nhưng tiểu không được là gì?
Hiện tượng có cảm giác mắc tiểu nhưng không tiểu được còn được biết đến với tên gọi là bí tiểu, là tình trạng bàng quang bị căng tức khi lượng nước tiểu bị tồn đọng nhưng không thể đưa ra ngoài. Hiện tượng bí tiểu có 2 dạng chính:
Hiện tượng mắc tiểu nhưng tiểu không được là gì?
Bí tiểu cấp tính
Thông thường, tùy vào cơ địa mỗi người bàng quang sẽ có khả năng chứa lượng nước tiểu khác nhau, trung bình trong khoảng từ 250ml đến 300ml sẽ gây hiện tượng kích ứng buồn tiểu và đi tiểu. Tuy nhiên, khi người bệnh đang ở trong giai đoạn cấp tính, sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng bị cảm giác buồn tiểu nhưng không thể đi được một cách đột ngột, cố gắng đi tiểu nhưng chỉ đưa ra một lượng nhỏ nước tiểu trong khi bàng quang đã bị căng đầy.
-
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Bí tiểu mạn tính
Đây là tình trạng diễn ra do chứng tiểu khó kéo dài, dẫn đến lượng nước tiểu bị tồn đọng trong bàng quang ngày một tăng lên, tuy nhiên khả năng đào thải nước tiểu của bàng quang lại ngày một kém đi.
Khi bàng quang đã bị căng giãn ở một mức độ trầm trọng, lâu dần sẽ dẫn đến mất khả năng co bóp. Nếu không được can thiệp điều trị kịp thời, có thể dẫn đến tình trạng căng trướng bộ tiết niệu hoặc viêm tiết niệu ngược dòng, thậm chí có trường hợp nặng hơn sẽ bị giãn thận niệu quản, gây suy thận cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Có cảm giác mắc tiểu nhưng không tiểu được nguyên nhân do đâu
Bí tiểu là tình trạng thường do các bệnh lý liên quan gây nên, cụ thể những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cảm giác mắc tiểu nhưng không tiểu được như:
Có cảm giác mắc tiểu nhưng không tiểu được nguyên nhân do đâu
Dị vật ở bàng quang dẫn đến bị bí tiểu
Một số dị vật có thể xuất hiện trong bàng quang như sỏi, hoặc cục máu từ trên thận đưa xuống, hoặc sau quá trình sinh nở, gây chít hẹp đường tiểu. Khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác mắc tiểu nhưng tiểu không ra.
Ung thư bàng quang dẫn đến bí tiểu
Mặc dù đây là một trong những nguyên nhân khá hiếm, nhưng không thể không kể đến. Tình trạng ung thư bàng quang khiến các khối u phát triển to lên làm tắc lỗ niệu đạo, nếu hẹp nhiều có thể gây tình trạng bị bí đái.
-
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Nhiễm trùng đường tiết niệu dẫn đến bị bí tiểu
Viêm bàng quang, viêm niệu đạo… là một trong những hiện tượng của tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu mà nữ giới hay gặp phải, nhất là khi đã quan hệ tình dục thì nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu càng cao. Tình trạng viêm nhiễm sẽ dẫn đến việc sưng rát tại những vị trí viêm, gây hiện tượng bị bít tắc đường tiểu. Ngoài ra, người bệnh sẽ còn nhận thêm một số dấu hiệu bất thường khác như nước tiểu có màu đục cùng mùi khai nồng khó chịu, kèm theo đó là trạng thái rát buốt khi đi tiểu.
Hẹp niệu đạo dẫn đến bị bí tiểu
Hiện tượng tắc nghẽn niệu đạo do niệu đạo bị hẹp là một trong những nguyên nhân dẫn đến cảm giác mắc tiểu nhưng tiểu không ra ở người bệnh. Đây là tình trạng phổ biến ở nam giới khi bị hẹp niệu đạo, hoặc sẹo khi bị thương ở dương vật.
Bệnh tiền liệt tuyến dẫn đến bí tiểu
Đây là nguyên nhân phổ biến ở nam giới trong độ tuổi trung niên. Khi tiền liệt tuyến to lên, dẫn đến niệu đạo bị chèn ép, gây bí tiểu.
Khối u ở tiểu khung dẫn đến bí tiểu
Khi các khối u do ung thư cổ tử cung, ung thư trực tràng, ung thư thận tử cung… di căn vào tiểu khung, sẽ dẫn đến hiện tượng vùng cổ bàng quang bị chèn ép, gây ra tình trạng bị bí đái.
Có cảm giác mắc tiểu nhưng không tiểu được nguyên nhân do đâu
Tổn thương thần kinh trung ương dẫn đến bí tiểu
Các bệnh liên quan đến tủy sống, não và màng não đều có thể gây bí tiểu mà người bệnh cần lưu ý không được bỏ qua.
Chứng táo bón dẫn đến bí tiểu
Đây là lý do có thể nghe vô lý, nhưng khi lượng phân cứng trong trực tràng lâu ngày không được đưa ra ngoài, dễ bị đẩy ngược vào bàng quang sát niệu đạo, dẫn đến niệu đạo bị chèn ép, gây nên tình trạng bí tiểu.
Sa bàng quang và sa trực tràng dẫn đến bí tiểu
Khi bàng quang và âm đạo bị yếu đi, khiến bàng quang ngả về phía âm đạo. Với vị trí bất thường này của bàng quang, sẽ khiến cho lượng nước tiểu khó có thể được đẩy hết ra ngoài, dẫn đến chứng rối loạn tiểu tiện hay còn được gọi là bí tiểu.
-
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Bí tiểu sau phẫu thuật
Đây là một nguyên nhân rất hay gặp vì phản ứng của thuốc gây tê khiến bàng quang trở nên không còn nhạy cảm với những kích thích của nước tiểu khi đầy, dẫn đến chứng khó tiểu, bí tiểu.
Buồn tiểu nhưng không tiểu được phải làm sao?
Tình trạng mắc tiểu nhưng tiểu không ra có rất nhiều phương pháp Y khoa khắc phục hiệu quả. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào nguyên nhân và thể trạng của người bệnh mà sẽ có những cách điều trị phù hợp.
Buồn tiểu nhưng không tiểu được phải làm sao?
Điều trị bí tiểu bằng thuốc Đông y: Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân mà sẽ được chỉ định phương pháp phù hợp. Phương pháp này có thể là sử dụng ống thông, thuốc, phẫu thuật, tùy thuộc vào từng nguyên nhân bệnh.
• Phương pháp đặt ống thông điều trị bí tiểu: Trong một số trường hơp nếu không thể can thiệp bằng thuốc nội khoa thông thường, Bác sĩ sẽ dùng ống thông để lượng nước tiểu được đưa ra khỏi bàng quang.
• Phương pháp sử dụng thuốc điều trị bí tiểu: Hiện nay, có một số loại thuốc được sử dụng trong việc điều trị chứng khó tiểu của người bệnh như: Thuốc kháng sinh điều trị các bệnh về viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang…; Thuốc kháng virus; Nhóm thuốc chẹn Alpha 1 như: Alfuzosin, Terazosin, Tam Jasmin, Silodosin,…. Tuy nhiên những loại thuốc này nếu không được chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa, sử dụng sai cách, sẽ dẫn đến những tác dụng phụ ngoài mong muốn như: mệt mỏi, nổi mẩn, nhức đầu, chóng mặt…
• Phẫu Thuật điều trị bí tiểu: Chỉ được sử dụng khi các biện pháp điều trị nội khoa không có tác dụng. Phương pháp này tiến hành bằng cách chèn dụng cụ thông qua niệu đạo.