❤ Mắc Tiểu Nhưng Không Đi Được Ở Nữ
Mắc tiểu nhưng không đi được hay còn được gọi là khó tiểu, bí tiểu, là một chứng rối loạn tiểu tiện thường gặp khi bàng quang chứa đầy nước tiểu gây tình trạng căng tức, nhưng vẫn không thể tiểu được. Thông thường, tình trạng mắc tiểu mà tiểu không được ở nữ là do quá trình mang thai, sau quá trình sinh nở, hoặc bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân bệnh lý khác nhau. Để xác định và hiểu rõ chính xác từng nguyên nhân cụ thể, cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới.
Mắc tiểu nhưng không đi được ở nữ là bị gì?
Mắc tiểu nhưng không đi được ở nữ là bị gì?
Bình thường, cơ thể con người sẽ có một cơ chế giúp ta có thể đi tiểu một cách tự chủ, bằng việc kết hợp giữa hoạt động co bóp bàng quang và giãn nở cổ bàng quang. Nhưng nếu bàng quang đã chứa đầy nước tiểu nhưng vẫn không thể đi tiểu được, hoặc đi tiểu nhưng không thể thải ra toàn bộ lượng nước tiểu, dẫn đến người bệnh luôn trong trạng thái buồn tiểu. Thông thường, tình trạng bí tiểu chủ yếu gặp ở người lớn, trong đó tỷ lệ nam giới mắc bệnh sẽ cao hơn so với nữ giới gấp 10 lần, đặc biệt khi ở trong độ tuổi từ 40 trở lên.
Hiện tượng mắc tiểu nhưng không đi được ở nữ giới được chia làm 2 loại chính: bí tiểu cấp tính và bí tiểu mạn tính. Tùy vào tình trạng mà sẽ có những triệu chứng khác nhau.
Bí tiểu mạn tính ở nữ giới
Bí tiểu mạn tính là tình trạng thường diễn ra trong thời gian dài, người bệnh vẫn có thể đi tiểu được, nhưng bàng quang vẫn không thể đưa hết lượng nước tiểu ra ngoài. Thông thường, bí tiểu mạn tính ở nữ giới sẽ không có biểu hiện cụ thể trong giai đoạn đầu, dẫn đến nếu người bệnh không chú ý, hầu như sẽ không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý, giai đoạn mạn tính rất dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, tuyệt đối không được chủ quan bỏ qua.
-
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Bí tiểu cấp tính ở nữ giới
Bí tiểu cấp tình là tình trạng thường xuyên diễn ra hiện tượng bí tiểu một cách đột người. Người bệnh hầu như không thể đi tiểu được. Từ đó, người bệnh sẽ bị căng tức bụng, đau bụng dưới. Nếu không được giải phóng lượng nước tiểu ra ngoài trong khoảng thời gian nhất định, có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Chính vì vậy, khi bạn gặp phải tình trạng bí tiểu, phải đến ngay cơ sở Y tế để được điều trị càng sớm càng tốt.
Mắc tiểu nhưng không tiểu được ở nữ là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?
Mắc tiểu nhưng không tiểu được ở nữ là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?
Bí tiểu là bệnh gì?
Một số bệnh lý liên quan dẫn đến tình trạng bí tiểu ở nữ giới như:
• Bí tiểu do viêm đường tiết niệu: Những vấn đề liên quan đến viêm đường tiết niệu dẫn đến tình trạng bí tiểu ở nữ giới như: viêm nhiễm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm bể thận, viêm nhiễm khác do vi khuẩn gây ra…
• Bí tiểu do viêm phụ khoa: Một số vấn đề liên quan đến phụ khoa dẫn đến tình trạng bí tiểu ở nữ giới như: nấm âm đạo, viêm âm đạo, viêm tử cung, viêm ống dẫn trứng, viêm buồng trứng, viêm cổ tử cung…
• Bí tiểu do sỏi hoặc bị vật ở bàng quang: Thông thường, khi sỏi hoặc cục máu đông hình thành ngay bàng quang, sẽ dẫn đến hiện tượng tắc hẹp đường tiểu. Khiến nữ giới bị khó khăn trong vấn đề tiểu tiện.
• Bí tiểu do các bệnh lý về hệ thành kinh: Một số tổn thương ở dây thần kinh trung ương gây tình trạng bí tiểu ở nữ giới như: bệnh về tủy sống, chấn thương tủy, viêm tủy, gãy cột sống, chảy máu não, viêm não, viêm màng não…
-
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Nguyên nhân mắc tiểu nhưng không tiểu được ở nữ
Ngoài những nguyên nhân từ bệnh lý, một số nguyên nhân sinh lý dẫn đến tình trạng bí tiểu ở nữ giới như:
• Bí tiểu do mang thai: Trong quá trình mang thai, sẽ có hiện tượng thai nhi chèn ép lên bàng quang, dẫn đến tình trạng bí tiểu, khó tiểu ở thai phụ.
• Bí tiểu do hậu phẫu: Bí tiểu là một tình trạng thường gặp ở những đối tượng vừa thực hiện các ca phẫu thuật liên quan đến trĩ, cột sống, sinh mổ…
• Bí tiểu do sa bàng quang: Sa bàng quang là hiện tượng thành bàng quang và âm đạo bị yếu đi, dẫn đến bàng quang sa trễ ngả về phía âm đạo. Từ vị trí bất thường của âm đạo, khiến lượng nước tiểu khó khăn trong việc đào thải ra ngoài, gây ra chứng bí tiểu, hoặc tiểu không ra ở nữ giới.
Nguyên nhân mắc tiểu nhưng không tiểu được ở nữ
• Bí tiểu do táo bón: Đây là một trường hợp có thể nhiều người không ngờ đến. Tuy nhiên nếu táo bón diễn ra trong thời gian dài, dẫn đến phân cứng trong trực tràng đẩy bàng quang sát vào niệu đạo. Dẫn đến niệu đạo bị chèn ép dẫn đến chứng khó tiểu.
• Bí tiểu do nóng trong người: Nóng trong người, dẫn đến hiện tượng mất cân bằng âm dương, ảnh hưởng đến chứng năng của bàng quang và thận. Từ đó gây nên chứng rối loạn tiểu tiện ở nữ giới.
• Bí tiểu do tác dụng phụ của thuốc trị bệnh: Một số loại thuốc điều trị có thể khiến nữ giới bị ảnh hưởng đến quá trình tiểu tiện như: thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng sinh, thuốc huyết áp, thuốc giãn cơ, thuốc chống loạn nhịp tim…
-
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Mắc tiểu nhưng không đi được ở nữ phải làm sao?
Tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bí tiểu mà sẽ có những cách điều trị cụ thể khác nhau. Điều đầu tiên và quan trọng nhất là đến ngay cơ sở Y tế uy tín để được thăm khám và cấp cứu kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về nhà điều trị, đặc biệt với những bệnh đang trong cả giai đoạn cấp tính và mạn tính. Một số phương pháp điều trị chủ yếu như:
Mắc tiểu nhưng không đi được ở nữ phải làm sao?
• Điều trị bí tiểu bằng thiết bị Y tế ống thông thiểu: Đây là một biện pháp giúp giải phóng nước tiểu trong bàng quang một cách nhanh chóng. Người bệnh sẽ được hướng dẫn luyện tập đi tiểu qua ống thông này. Trong trường hợp hoàn toàn không thể tự đi tiểu, sẽ được tháo nước tiểu từ từ ở bàng quang ra ngoài.
• Điều trị bí tiểu bằng thuốc nội khoa: Trường hợp bị bí tiểu do bệnh lý gây ra nhưng vẫn ở giai đoạn nhẹ, người bệnh sẽ được Bác sĩ chỉ định áp dụng một trong những loại thuốc nội khoa như: Thuốc điều trị viêm đường tiết niệu, Thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ tiết niệu…
-
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
• Điều trị bí tiểu bằng việc thay đổi thói quen: Trong những trường hợp dẫn đến bí tiểu không phải là bệnh lý, người bệnh cần kết hợp những vấn đề sau đây:
→ Uống nhiều nước, đảm bảo 2 lít một ngày. Tuy nhiên hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối;
→ Tập luyện những bài tập Kegel tại vùng cơ sàn chậu;
→ Áp dụng các bài tập giúp phục hồi chức năng hoạt động của bàng quang;
→ Tuyệt đối không được nhịn tiểu;
→ Vận động thường xuyên, không được ngồi lâu…